Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Posted by nguyen | File under :

Nhà đầu tư vẫn được khuyến nghị nên thận trọng quan sát thêm những động thái tiếp theo của thị trường và khối ngoại, chú ý khu vực 595 – 600 của VN-Index.


Chứng khoán Sài Gòn-SSI: Có thể canh mua vào các cổ phiếu tiềm năng

Giằng co tăng giảm điểm trong phiên nhưng chỉ số lại đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên. Lượng cổ phiếu khá lớn ngày 26/3 về tài khoản và cầu cũng không vội vàng phải mua vào giá cao mặc dù lượng cổ phiếu có lãi cung ra cũng không nhiều, hai cổ phiếu vốn hóa lớn MSN và BVH liên tục mất giá tiếp tục tác động mạnh đến chỉ số. Cây nến ngày Small Black Candle hiệu chỉnh giảm nhưng vẫn vận động phía trên đường trung bình động 20 ngày và biên nối đáy của kênh giá kéo dài hơn 2 tháng qua.

Khối lượng giao dịch ở mức 117,08 triệu đơn vị, tăng nhẹ 0,74% so với phiên trước. Lượng cổ phiếu giá thấp cần phải hấp thụ thêm và nhiều khả năng chỉ số Vn-Index sẽ tiếp tục vận động giằng co quanh đường trung bình động 20 ngày và hỗ trợ biên dưới của kênh giá ở quanh vùng 587-595 điểm. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt lớn hoặc đầu tư dài hạn có thể tận dụng phiên điều chỉnh để mua vào các cổ phiếu tiềm năng.

Chứng khoán Bản Việt-VCSC: Các nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ và quan sát diễn biến

Chúng tôi cho rằng thị trường có thể biến động mạnh trong phiên 01/04/2014 và khả năng xu hướng này theo chiều hướng tích cực cả về điểm số và khối lượng. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy xu hướng này có thể kết thúc vào thời điểm giữa tháng 04/2014. Chỉ số VN-Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 585 – 590 trong phiên giao dịch ngày mai và các nhóm cổ phiếu Midcaps và Largecaps có thể kiểm định lại các vùng hỗ trợ chính. Do đó, ở kịch bản lạc quan, thị trường sẽ kiểm định tâm lý nhà đầu tư và tích lũy trong vùng giá hỗ trợ 585 – 590 của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày mai thì thị trường có thể kết thúc nhịp điều chỉnh và xác lập mức tăng giá mới đến giữa tháng 04/2014 (chúng tôi nghiêng về kịch bản lạc quan với xác suất cao).

Ngược lại, ở kịch bản tiêu cực (tức là giảm mạnh dưới vùng hỗ trợ với khối lượng lớn), thị trường có thể bước vào giai đoạn điều chỉnh sâu hơn về vùng giá hỗ trợ mạnh 565 của chỉ số VN-Index. Vì vậy, các nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ và quan sát diễn biến phiên giao dịch ngày mai để có hành động trong các phiên tiếp theo.

Chứng khoán FPT-FPTS: Thận trọng quan sát thêm những động thái tiếp theo của thị trường và khối ngoại

Thị trường quay đầu giảm điểm sau hai phiên hồi phục nhẹ, sắc đỏ chiếm chủ đạo trên bảng điện tử cùng với sự phân hóa của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là nguyên nhân khiến cho mọi nỗ lực hồi phục trong phiên đều không thành công. Theo quan sát của chúng tôi thì áp lực bán mặc dù không mạnh nhưng sức cầu yếu và thiếu động lực đã không đủ để giúp thị trường duy trì đà tăng cho đến hết phiên. Như chúng tôi đã nhận định, kịch bản hồi phục của các chỉ số đang gặp trở ngại khi khối ngoại gần đây vẫn duy trì xu hướng bán ròng mạnh, lượng bán ra tập trung nhiều tại nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến cho hoạt động mua bán của nhà đầu tư nội có phần dè dặt hơn.

Trong phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại với giá trị mua ròng đạt 112 tỷ đồng nhưng điều này không tác động nhiều đến xu thế chung khi mà thị trường vẫn tồn tại rủi ro về khả năng rút vốn của quỹ VNM ETF, đặc biệt là khi quỹ này đã có 3 ngày liên tiếp giảm số chứng chỉ quỹ trong tuần trước. Về kỹ thuật , khu vực 600-610 điểm là ngưỡng cản mạnh đối với kỳ vọng hồi phục của VN-Index và thị trường sẽ cần thêm thời gian tích lũy mới có thể bật qua khỏi vùng này. Kịch bản giằng co – tích lũy quanh ngưỡng 595 điểm nhiều khả năng sẽ kéo dài trong phiên tới khi nhiều chỉ báo đang cho tín hiệu nhiễu mạnh. Theo đó, nhà đầu tư vẫn được khuyến nghị nên thận trọng quan sát thêm những động thái tiếp theo của thị trường và khối ngoại, chú ý khu vực 595 – 600 của VN-Index và tránh những hoạt động mua đuổi trong phiên.

Thanh Hiên

Theo Trí Thức Trẻ/Bản tin các công ty chứng khoán


Posted by nguyen | File under :

Thị trường sôi động vào mùa đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014.


Lịch sự kiện

HDA: Ngày GDKHQ Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014

MTH: Ngày GDKHQ Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014

ASM: Ngày GDKHQ Tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2014

DPP: Ngày GDKHQ Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014

SDC: Ngày GDKHQ Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014

FDT: Ngày GDKHQ Tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2014

GMX: Ngày GDKHQ Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 và Tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt 2 năm 2013 (5%)

DHP: Ngày GDKHQ Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014

NKG: Ngày GDKHQ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014

Tin doanh nghiệp

SVC - CTCP Dịch vụ Sài Gòn – Savico - Quý I, ước doanh thu hợp nhất khoảng 2.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất khoảng 18 tỷ đồng.

Năm 2014, SVC lên kế hoạch tiêu thụ khoảng 11.000 xe ô tô tương đương tăng 10% so với năm 2013.

VCR – Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex - Đề ra mục tiêu doanh thu 82,5 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 3,4 tỉ đồng. Một phần lớn của khoản doanh thu 82,5 tỉ đồng trên sẽ đến từ việc bán bãi tắm Tùng Thu (28,6 tỉ đồng).

DBC - CTCP Tập đoàn Dabaco - Đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2014 với doanh thu dự kiến đạt 8.256,2 tỷ đồng, trong đó doanh thu tiêu thụ nội bộ chiếm khoảng 30% tổng doanh thu hợp nhất toàn công ty. Lợi nhuận sau thuế 209,55 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức 15% bằng tiền mặt.

SCD - CTCP Nước giải khát Chương Dương - Đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014 ở mức 18,8 tỷ đồng, bằng nửa so với thực hiện năm trước. Về chỉ tiêu doanh thu, công ty dự kiến đạt 416,85 tỷ đồng, giảm 4% so với thực hiện năm 2013. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 8%.

HAG - Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - Sẽ trình ĐHCĐ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:1. Mức kế hoạch LNST là 1.460 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2013.

Công ty cũng đang có kế hoạch phát hành 5 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên, 14,75 triệu quyền chọn mua cổ phiếu cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn.

TPC - CTCP Nhựa Tân Đại Hưng – Sẽ trình tại ĐHĐCĐ thường niên 2014 kế hoạch doanh thu 477,55 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 17 tỷ đồng, giảm tương ứng 8% và 30% so với thực hiện 2013 (lần lượt là 520 tỷ đồng và 24,2 tỷ đồng). ĐHĐCĐ thường niên 2014 của TPC sẽ tổ chức vào ngày 25/4/2014, tại Nhà hàng Tân Sơn Nhất, số 198 - 200 đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP. HCM.

KSQ - CTCP Khoáng sản Quang Anh - ĐHCĐ không đủ điều kiện cần thiết để tiến hành. ĐHCĐ tiếp theo sẽ được tổ chức trong vòng 30 ngày. Kế hoạch của năm 2014 được đặt ra với doanh thu 25 tỷ - tăng 133,6% so với năm 2013, lợi nhuận sau thuế là 6 tỷ.

DC4 - CTCP DIC số 4 – Đã thông qua việc bán toàn bộ 99.500 cổ phiếu quỹ và không tiếp tục đầu tư dự án Cụm công nghiệp Tam Phước. Lượng cổ phiếu quỹ trên sẽ bán theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận với giá bán thị trường. Thời gian giao dịch sau khi được sự chấp thuận của UBCK.

BHS - CTCP Đường Biên Hòa - HĐQT BHS đã chính thức bổ nhiệm ông Bùi Văn Lang làm Tổng giám đốc Công ty kể từ ngày 1/4/2014. Thời hạn bổ nhiệm trong vòng 03 năm.

BVH - Tập đoàn Bảo Việt - Ông Trần Trọng Phúc thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT sau 1 năm đảm nhiệm. Thay vào đó, BVH tạm thời bổ nhiệm ông Dương Đức Chuyển - Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Khối Đầu tư giữ chức vụ Tổng giám đốc đến khi HĐQT có quyết định mới.

VBC - CTCP Nhựa bao bì Vinh - Sẽ trả cổ tức năm 2013 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 50%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 8/4, ngày chốt danh sách là ngày 11/4. Thời gian thanh toán cổ tức từ ngày 25/4.

VCR - CTCP Đầu tư & Phát triển Du lịch Vinaconex - Thay đổi ngày thanh toán cổ tức năm 2010 bằng tiền sang ngày 31/03/2015 (thay vì ngày 31/03/2014) vì công ty dùng vốn đầu tư dự án và chưa thu xếp được nguồn tiền.

SKS - CTCP Công Trình Giao Thông Sông Đà - Dời ngày thanh toán cổ tức năm 2012 bằng tiền mặt thêm gần 4 tháng sang 18/07/2014 (thay vì ngày 28/03/2014).

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

HSG - CTCP Tập đoàn Hoa Sen - Từ ngày 14/03 đến 28/03, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT đã bán thỏa thuận 24 triệu cp. Sau giao dịch, vị Chủ tịch này giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống còn 18.867.152 cp HSG, chiếm tỷ lệ 19,59% vốn.

MHC - CTCP Hàng hải Hà Nội - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Công ty TNHH MTV (Vinalines) đã bán 77.430 cp giảm sở hữu xuống còn 621.195 cp MHC, chiếm tỷ lệ 4,58% vốn và không còn là cổ đông lớn kể từ ngày 26/03.

DPM - Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí – CTCP - Tại ngày 28/3, nhóm nhà đầu tư nước ngoài Norges Bank, cổ đông lớn đã bán ra 166.000 cổ phiếu DPM, làm giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 22.949.450 đơn vị xuống còn 22.783.450 đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu giảm từ 6,04% xuống còn 5,997% vốn.

BCI - CTCP Đầu tư xây dựng Bình Chánh - Vào ngày 26/3, Vietnam Enterprise Investment Limited đã mua vào 260.000 cổ phiếu BCI và nâng sở hữu từ 2.616.516 đơn vị, tỷ lệ 3,62% vốn, lên thành 2.876.516 đơn vị, tỷ lệ 3,98% vốn.

API - CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương - Bà Nguyễn Thị Hồng Cúc, cổ đông lớn đã mua 230.200 cổ phiếu API. Qua đó, bà Cúc nâng lượng cổ phiếu API nắm giữ từ 1.473.200 cổ phiếu, tỷ lệ 5,58% lên 1.703.400 cổ phiếu, tỷ lệ 6,45%.

ALV - CTCP Khoáng sản Vinas A Lưới - Ông Bùi Vĩnh Phúc, Ủy viên HĐQT đã bán xong 51.700 cổ phiếu ALV nắm giữ. Sau giao dịch, ông Phúc chỉ còn sở hữu 50 cổ phiếu ALV.

VCC - CTCP Vinaconex 25 - Do yếu tố giá cổ phiếu, ông Nguyễn Văn Trung, Phó tổng giám đốc đã mua 20.000 cổ phiếu trong tổng số 30.000 cổ phiếu VCC nắm giữ. Sau giao dịch, ông Trung sở hữu 190.000 cổ phiếu VCC, tỷ lệ 3,17%.

ITQ - CTCP Tập đoàn Thiên Quang - Bà Nguyễn Thị Cầm Thơ đã trở thành cổ đông lớn sau khi mua 190.000 cổ phiếu ITA nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu từ 3,64% lên 5,54%. Hiện bà Thơ nắm giữ 554.100 cổ phiếu ITQ.

HST - CTCP Phát hành sách và thiết bị trường học Hưng Yên - Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cổ đông lớn đã bán hết 450.000 cổ phiếu HST. Sau giao dịch, tổ chức này nắm giữ 0 cổ phiếu HST, tỷ lệ 0% và không còn là cổ đông lớn của Công ty từ ngày 24/3.

Cùng ngày, ông Trịnh Xuân Hiển, Thành viên ban kiểm soát Công ty đã mua 10.000 cổ phiếu HST nâng lượng cổ phiếu sở hữu lên 13.000 cổ phiếu.

SVC - CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn - Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) đã bán 85.000 cp giảm sở hữu xuống còn 1.222.790 cp MHC, chiếm tỷ lệ 4,9% vốn và không còn là cổ đông lớn kể từ ngày 27/03.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

VCG - Tổng CTCP XNK và Xây dựng Việt Nam - Từ ngày 2/4 đến ngày 29/4, ông Đặng Thanh Huấn, Trưởng ban kiểm soát đăng ký bán 38.000 cổ phiếu trong tổng số 40.626 cổ phiếu VCG nắm giữ theo phương thức khớp lệnh.

PSG - CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn - Nhằm giải quyết việc cá nhân, từ ngày 3/4 đến ngày 2/5, ông Phan Chí Trung, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc đăng ký bán 200.000 cổ phiếu PSG theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện, ông Trung đang nắm giữ 913.750 cổ phiếu PSG.

Trần Dũng

Theo Trí Thức Trẻ/HNX&HSX


Posted by nguyen | File under :

(VTC News) – Từ 12h đêm ngày 31/3, giá dầu diezen giảm 240 đồng/lít trong khi giá xăng vẫn được giữ nguyên và bị giảm mức sử dụng quỹ bình ổn giá.


Trong thông cáo gửi báo giới đêm ngày 31/3, Bộ Tài chính cho biết giá xăng dầu tăng giảm không rõ xu hướng và hiện vẫn ở mức cao. Tính theo bình quân 30 ngày, giá xăng RON 92 ở mức 116,57 USD/thùng; giá dầu diezen 0,05S ở mức 121,66 USD/thùng; dầu hỏa chốt giá ở mức 119,98 USD/thùng, dầu madut 180 cst ở mức 603,97 USD/tấn.

Giá dầu diezen giảm nhẹ trong khi giá xăng giữ nguyên.

Căn cứ theo nguyên tắc tính toán giá cơ sở, mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu hiện ở mức -230 đồng/lít đối với mặt hàng xăng RON 92, +239 đồng/lít với mặt hàng dầu diezen, +145 đồng/lít với mặt hàng dầu hỏa và +121 đồng với mặt hàng dầu ma dút.
Dựa trên mức chênh lệch này, Bộ Tài chính yêu cầu giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng từ 300 đồng/lít xuống còn 200 đồng/lít và giữ nguyên mức sử dụng quỹ bình ổn với dầu diezen, dầu hỏa và madút đồng thời giảm giá bán dầu diezen và madút.
Cụ thể, giá dầu diezen giảm 240 đồng/lít xuống còn 22.601 đồng/lít, giá dầu hỏa giảm 150 đồng/lít xuống còn 18.469 đồng/kg. Giá dầu hỏa giảm 150 đồng/lít xuống còn 22.485 đồng/lít và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được phép khôi phục lợi nhuận trong giá cơ sở mặt hàng dầu hỏa từ 150 đồng/lít lên 300 đồng/lít.
Việc điều chỉnh giá được áp dụng từ 12h đêm ngày 31/3/2014.
Với mặt hàng xăng, Bộ Tài chính yêu cầu giữ nguyên giá bán và cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối khôi phục lợi nhuận từ 150 đồng/lít lên 300 đồng/lít.
Sau lần điều chỉnh tăng giá hôm 19/3, xăng Ron 92 hiện đang ở mức cao kỷ lục 24.703 đồng/lít. Tính từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu đã 3 lần có sự thay đổi trong đó xăng tăng nhiều nhất với mức gần 500 đồng/lít.

Khánh Hòa
Posted by nguyen | File under :

Số lao động bình quân 2014 là 228 người với thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng.


Hàng loạt doanh nghiệp phải giải trình lệch kiểm toán HGM: Giải trình chênh lệch trước và sau kiểm toán HGM: Nghị quyết HĐQT về việc mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ năm 2014 HGM: 28/02, Ngày ĐKCC Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 Hàng chục doanh nghiệp duy trì EPS khủng năm 2013 HGM: Báo cáo quản trị công ty năm 2013 Xem thêm

Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang ( HGM ) thông báo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2014 tổ chức ngày 30/3 vừa qua.

Theo nội dung nghị quyết, ĐHCĐ thông qua tỷ lệ trả cổ tức năm 2013 bằng tiền mặt tỷ lệ 70% tức mỗi cổ phiếu của cổ đông hiện hữu được trả 7.000 đồng. Tổng số tiền chi trả cổ tức năm 2013 là 88,2 tỷ đồng.

Về kế hoạch năm 2014, công ty đặt mục tiêu là một trong những đơn vị dẫn đầu kinh doanh trong ngành khai thác và chế biến Antimon kim loại. Công ty lên kế hoạch 151,2 tỷ đồng doanh thu và 56 tỷ đồng LNTT. ĐHCĐ thông qua mức trả cổ tức tối thiểu là 50%.

Số lao động bình quân 2014 là 228 người với thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng.

Nghị quyết ĐHCĐ / Kế hoạch 2014

Thanh Hiên

Theo Trí Thức Trẻ


Posted by nguyen | File under :

KTĐT - Liên Bộ Tài chính- Công thương yêu cầu các DN đầu mối: Giữ ổn định mức trích Quỹ Bình ổn giá với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành.


Ảnh mang tính chất minh họa.
Bộ Tài chính yêu cầu thời điểm thực hiện áp dụng từ 24 giờ ngày 31/3/2014.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, căn cứ nguyên tắc tính toán giá cả theo các quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP, Thông tư số 234/2009/TT-BTC thì chênh lệch giữa giá bán lẻ hiện hành với giá cơ sở như sau: Xăng RON đang lỗ (-230 đồng/lít). Dầu diezen +239 đồng; Dầu hỏa +145 đồng; Dầu madut +121 đồng.
Trong bối cảnh giá xăng dầu tiếp tục biến động như hiện nay, Liên Bộ Tài chính- Công Thương yêu cầu các DN đầu mối: Giữ ổn định mức trích Quỹ Bình ổn giá với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành. Giảm sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng từ 300 đồng/lít xuống còn 200 đồng/lít.
Sau khi thực hiện các biện pháp điều hành trên: Liên Bộ yêu cầu DN giảm giá bán dầu diezen và dầu madut. Giá bán sau khi điều chỉnh không được cao hơn mức giá cơ sở đã công bố, lần lượt là 22.601 đồng/lít và 18.469 đồng/kg.
Đối với dầu hỏa: Giảm giá bán dầu hỏa. Sau một thời gian chưa tính đủ lợi nhuận, cho phép các DN khôi phục lợi nhuận trong giá cơ sở (150 đồng/lít lên 300 đồng/lít); phần chênh lệch còn lại yêu cầu giảm giá bán trong nước nhưng không được cộng hơn mức giá cơ sở (22.485 đồng/lít; tức giảm tối thiểu khoảng 145 đồng/lít)
Riêng đối với xăng do đang lỗ nên yêu cầu giữ ổn định giá trong nước, thay vào đó, cho phép các DN kinh doanh đầu mối khôi phục lợi nhuận theo đúng quy định (150 đồng/lít lên 300 đồng/lít).

Posted by nguyen | File under :

Trong báo cáo thường niên, Lotte đồng thời khẳng định hiện công ty chỉ có 3 nhóm sản phẩm được làm Marketing lớn, là Lotte Pie, Hura và Kẹo


BBC: Báo cáo thường niên năm 2013 BBC: CTCP Đầu tư Đường Mặt trời đã mua 80.320 cp BBC: Giải trình lưu ý tại BCTC HNKT năm 2013 SSI chỉ ghi nhận lãi hơn 2 tỷ đồng từ công ty liên kết quý 4, ẩn số HVG? BBC: CTCP Đường Mặt trời đã mua 185.800 cp BBC: CTCP Đầu tư Đường Mặt Trời đã mua 189.000 cổ phiếu Xem thêm Theo báo cáo thường niên của Bibica ( BBC ), công ty dự kiến xây dựng nhãn chủ lực với doanh thu trên trăm tỷ: Hura Layecake, Hura Swissroll, Hura Deli, Lotte Pie, Goody, Sumika, Trung thu. Sẽ không có gì đáng nói nếu như Lotte Pie không phải là sản phẩm hợp tác giữa Bibica và đối tác Lotte - mối quan hệ tốn nhiều giấy mực trong thời gian qua.

Báo cáo thường niên cũng cho biết năm vừa qua, công ty đã cải tiến chất lượng bánh Lotte Pie. Tuy nhiên, doanh số dòng sản phẩm Pie chưa đạt như kỳ vọng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Lotte Pie do vậy vẫn gặp nhiều khó khăn.

Còn nhớ, trong công bố thông tin về những mâu thuẫn giữa Bibica và Lotte trước thềm ĐHCĐ thường niên 2013 lần 2, Bibica cho biết Lotte Pie, "con đẻ" của Bibica và Lotte có chất lượng không như mong muốn, và phía Bibica không nhận được sự hỗ trợ tương xứng từ phía Lotte cho việc marketing và bán sản phẩm này.

[Xem thêm: Lần đầu tiên Bibica hé lộ những thông tin xung quanh mâu thuẫn với Lotte ]

Trong báo cáo thường niên, Lotte đồng thời khẳng định hiện công ty chỉ có 3 nhóm sản phẩm được làm Marketing lớn, là Lotte Pie, Hura và Kẹo. Các dòng sản phẩm khác đều không đủ doanh số để tiến hành Marketing.

Ban kiểm soát công ty cũng đánh giá hoạt động của HĐQT năm 2013 chưa hiệu quả. Cả năm duy nhất chỉ có một biên bản ngày 3/8/2013 có liên quan tới hoạt động kinh doanh của Bibica.

Báo cáo thường niên 2013

Minh Thư

Theo Trí Thức Trẻ/HSX


Posted by nguyen | File under :

Đó là quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, TS Phùng Quốc Hiển, khi nói về yếu tố quyết định sự thành công của tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - đã được Chính phủ khẳng định quyết tâm “tăng tốc”.



* Phóng viên: Thưa ông, liệu việc CPH hơn 400 DNNN trong hai năm 2014 - 2015 có khả thi?

* Ông PHÙNG QUỐC HIỂN: Nếu như tình hình kinh tế khá lên và có cơ chế tốt thì hai năm không phải là thời gian quá ngắn. Ngược lại, đừng nói 2 năm mà có thể 10 năm cũng không xong.

* Loại trừ yếu tố khách quan là tình hình kinh tế, có ý kiến cho rằng một trong những yếu tố quan trọng cản trở CPH DNNN là sự lúng túng trong khâu định giá đất đai và đặc biệt là thương hiệu. Ông nghĩ sao?

* Định giá thương hiệu khó nhất, vì nó là tài sản vô hình. Mà tài sản vô hình thì đo lường rất khó. Nhưng theo tôi không phải không có cách giải. Chúng ta hãy thực hiện đúng theo cơ chế thị trường, tức là đưa ra đấu giá. Việc định giá chỉ là bước đầu nhằm đưa ra một mức giá sàn, sau đó những người có nhu cầu mua cùng tham gia, ai trả giá cao thì bán.

* Nghĩa là có thể đấu giá thương hiệu?

* Đấu giá cả doanh nghiệp, bao gồm thương hiệu. Thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư quyết định tham gia đấu giá, trả giá bao nhiêu. Tại sao Coca Cola với Pepsi, sản phẩm không khác nhau là mấy, nhưng Coca Cola được định giá cao hơn, chính là do thương hiệu của nó giá trị hơn. Khi đưa lên sàn đấu giá công khai như thế - chứ không phải chỉ bán cho một nhóm đối tượng hạn chế nào đó - sẽ tránh được rất nhiều tiêu cực. Có thể nói nguyên tắc vàng ở đây là sự minh bạch.

* Dường như chúng ta chưa có thiết chế nào để định giá thương hiệu của DNNN khi CPH?

* Có thể sử dụng những cơ quan tư vấn về định giá để tránh việc nhà nước bị thiệt (hoặc người có thẩm quyền trong quá trình CPH lợi dụng để tư túi). Nhưng đã định giá tài sản vô hình thì khó chính xác tuyệt đối và còn phụ thuộc cán cân cung - cầu trên thị trường trong từng giai đoạn. Theo tôi, quan trọng bây giờ là phải định được giá sàn tương đối hợp lý, còn lại để cho thị trường quyết định. Cung - cầu thị trường chính là bàn tay vô hình giúp chúng ta định giá doanh nghiệp chính xác nhất.

* Như ông vừa nói, tình hình kinh tế chung chưa thực sự sáng sủa, vậy đưa DNNN ra đấu giá rộng rãi có “đắt hàng”, nhất là khi khối quốc doanh vẫn bị đánh giá hoạt động kém hiệu quả?

* Nếu đã làm đúng theo nguyên tắc công khai minh bạch rồi nhưng vẫn không bán được thì phải xem lại mình đã đánh giá DNNN đúng chưa. Thực ra, giá trị tài sản trên sổ sách là một chuyện, trong khi thị trường lúc lên, lúc xuống. Khư khư bảo toàn vốn có khi thị trường không chấp nhận. Phải uyển chuyển hơn, miễn không tạo ra kẽ hở để bị lợi dụng.

* Trước đây nhiều DNNN bán được nhanh chóng không phải nhờ sản xuất kinh doanh, mà chủ yếu do nhà đầu tư nhìn thấy chênh lệch địa tô lớn. Bây giờ Luật Đất đai 2013 quy định CPH DNNN phải xác định giá đất sát với giá thị trường. Như vậy DNNN có còn hấp dẫn nhà đầu tư?

* Đã mua bán thì cốt lõi là thuận mua vừa bán, cung - cầu gặp nhau. Yếu tố quyết định vẫn là thị trường. Trước đây nếu có những quy định chưa hợp lý, dẫn đến giá trị đất bị xác định thấp, đó là giá phải trả cho bài học về CPH.

ANH THƯ thực hiện